BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID 19

Chủ nhật - 26/09/2021 10:08
BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID 19
BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID 19

 

BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID 19

Bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do chủng mới của của vi rút Corona là bệnh do vi rút Corona gây nên, bệnh có thể lây truyền trực tiếp từ người sang người. Người mắc bệnh có thể có các biểu hiện từ nhẹ như cảm lạnh thông thường ( mệt mỏi, sốt , ho, đau họng ) đến viêm đường hô hấp cấp tính nặng, khó thở, suy hô hấp tiến triển và có thể tử vong, đặc biệt ở những người có bệnh lý mạn tính, bệnh lý nền như tang huyết áp, đái tháo đường, hen phế quản … Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vacxin phòng bệnh.
DẤU HIỆU NHIỄM VIRUT:
Ngày 1 đến ngày 3:
+ Triệu chứng giống bệnh cảm.
+ Viêm họng nhẹ, hơi đau.
+ Không nóng sốt. Không mệt mỏi, vẫn ăn uống bình thường
Ngày 4
+ Cổ họng đau nhẹ, người nôn nao.
+ Bắt đầu khan tiếng.
+ Nhiệt độ cơ thể dao động ~ 36.5 (tuỳ người).
+ Bắt đầu chán ăn.
+ Đau đầu nhẹ.Tiêu chảy nhẹ.
Ngày 5
+ Đau họng, khan tiếng hơn.
+ Cơ thể nóng nhẹ. Nhiệt độ từ 36.5~36.7.
+ Người mệt mỏi, cảm thấy đau khớp xương.
** Giai đoạn này khó nhận ra là cảm hay là nhiễm corona.
Ngày 6
+ Bắt đầu sốt nhẹ.

+ Ho có đàm hoặc ho khan.
+ Đau họng khi ăn, nói hay nuốt nước bọt.
+ Mệt mỏi, buồn nôn
+ Thỉnh thoảng khó khăn trong việc hít thở.
+ Lưng, ngón tay đau lâm râm
+ Tiêu chảy, có thể nôn ói.
Ngày 7
+ Sốt cao hơn từ 37.4~37.8.
+ Ho nhiều hơn, đàm nhiều hơn.
+ Toàn thân đau nhức. Đầu nặng như đeo đá.
+ Tần suất khó thở vẫn như cũ.
+ Tiêu chảy nhiều hơn.
+ Nôn ói​
Ngày 8
+ Sốt gần mức 38 hoặc trên 38.
+ Khó thở hơn, mỗi khi hít thở cảm thấy nặng lồng ngực. Hơi thở khò khè.
+ Ho liên tục, đàm nhiều, tắt tiếng.
+ Đầu đau, khớp xương đau, lưng đau...
Ngày 9
+ Các triệu chứng không thêm mà trở nên nặng hơn.
+ Sốt tăng giảm lộn xộn.
+ Ho không bớt mà nặng hơn trước.
+ Dù cố gắng vẫn cảm thấy khó hít thở.

           LƯU Ý: Triệu chứng sẽ thay đổi tuỳ theo sức đề kháng của từng người. Ai khoẻ thì cần 10-14 ngày mới phát hiện. Ai không khoẻ thì sẽ mất tới 4-5 ngày.
          VIRUT CORONA 2020 BIẾN THỂ
Covid-19 (năm 2019) chủng D và Covid-19 (năm 2020) chủng G khác nhau. Có thể do nó tự biến đổi(mutation) - hoặc là con thứ 2 xuất hiện
Bà Korber và các đồng nghiệp thuộc ĐH Duke và Viện Miễn dịch học La Jolla (Mỹ) so sánh khả năng nhân bản của chủng G và D trong phòng thí nghiệm, kết quả là chủng G xâm nhập tế bào gấp 2,6 - 9,3 lần so với chủng D.

Để chủ động phòng chống dịch bệnh Covid-19, CB-GV-NV, học sinh, phụ sinh học sinh cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính    ( sốt, ho ) khi cần thiết phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc.

          - CB-GV-NV, học sinh và phụ huynh đeo khẩu trang từ nhà tới trường và từ trường về nhà .

          - Nhân viên y tế, bảo vệ đo thân nhiệt trẻ, phụ huynh trước khi vào trường và đo nhiệt đọ trẻ hai lần trong ngày và ghi vào sổ theo dõi nhiệt độ trẻ.

          - Bất kì ai vào trường bảo vệ phải đo thân nhiệt và nhắc sát khuẩn tay nhanh mới cho vào trường.

          - CB-GV-NV thực hiện rửa tay thường xuyên. Giáo viên hướng dẫn cho trẻ rử tay thường xuyên trước  khi vào lớp, sau mỗi giờ học, chơi, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, trước giờ về… theo quy trình rửa tay 6 bước.

          - CB-GV-NV cần che miệng mũi khi ho hắt hơi. Giáo viên hướng dẫn trẻ che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải khăn tay, khăn giấy, để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp.

          - Giáo viên cần cho trẻ sử dụng dồ cá nhân riêng như khăn, cốc riêng, nên khuyến khích phụ huynh mang cho trẻ bình nước riêng khi đến trường.

          - Cuối mỗi buổi học nhân viên giáo viên vệ sinh phòng lớp sạch sẽ. Lao công hàng ngày thu gom rác quét dọn hành lang các phòng học chung, cầu thang lan can, sân trường sạch sẽ.

          - Cuối tuần 100% CB-GV-NV trong trường tổng vệ sinh, khử khuẩn toàn trường bằng Cloramin b.

          - Những CB-GV-NV phụ huynh học sinh đi về từ Đà Nẵng, những vùng dịch hoặc tiếp xúc gần với người mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp tính trong vòng 14 ngày nếu có dấu hiệu mệt mỏi, sốt, ho, khó thở, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời.

          - Khi phát hiện dịch bệnh cần thông tin cho trạm y tế, chính quyền địa phương gần nhất để giám sát, xử lý, ứng phó với dịch không để dịch bùng phát lây lan.

          - Để đảm bảo an toàn sức khỏe, giáo viên, phụ huynh, học sinh, cần thực hiện nghiêm túc các quy định về phòng chống dịch bệnh Covid-19 theo hướng dẫn.

Tác giả: Lê Thị Thanh Thùy

Nguồn tin: sưu tầm:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây