Cách phòng chống dịch bệnh Cúm A, Cúm B.

Thứ năm - 20/04/2023 09:30
Như chúng ta đã biết trong thời điểm hiện nay các bệnh về cúm đang diễn ra rất nhiều ở mọi lúa tuổi, thời tiết thay đổi thất thường nguy cơ mắc bệnh cúm càng cao, lây lan thành dịch bệnh càng nhanh hơn.
Cách phòng chống dịch bệnh Cúm A, Cúm B.

CÁCH PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH CÚM A, CÚM B    

Như chúng ta đã biết trong thời điểm hiện nay các bệnh về cúm đang diễn ra rất nhiều ở mọi lúa tuổi, thời tiết thay đổi thất thường nguy cơ mắc bệnh cúm càng cao, lây lan thành dịch bệnh càng nhanh hơn.

      Đặc biệt đối với trẻ mầm non sức đề kháng còn kém dễ mắc bệnh hơn các lứa tuổi khác, để hạn chế tới mức thấp nhất việc trẻ mầm non có thể nhiễm bệnh Trường mầm non Vân Trường tuyên truyền để phụ huynh, giáo viên hiểu thêm về bệnh cúm để có cách phòng bệnh tốt nhất cho trẻ.

1. Cách phòng tránh Cúm A:

       Cúm A là căn bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính thường lưu hành khi thời tiết chuyển mùa, do các chủng virus cúm phổ biến gây nên. Bệnh cúm A thường bị nhầm lẫn với bệnh cảm thông thường, tuy nhiên bệnh diễn biến nhanh, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm và có nguy cơ cao bùng phát thành dịch.

       Bệnh cúm A dễ lây lan, nguy hiểm đối với người lớn và trẻ em, bệnh có triệu chứng từ nhẹ đến nặng. Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc cúm và nguy cơ cao gặp các biến chứng cúm do hệ miễn dịch còn chưa phát triển toàn diện. Đặc biệt, ở những trẻ có bệnh nền có nguy cơ gặp những biến chứng như: Suy hô hấp, viêm tai giữa, viêm phổi, viêm thanh khí phế quản, viêm màng não, viêm cơ tim, nhiễm khuẩn thứ phát,… Những biến chứng do cúm A gây ra nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tính mạng và sự phát triển sau này của bản thân đứa trẻ.

        Để phòng ngừa bệnh cúm A hiệu quả cho trẻ em và tất cả các đối tượng khác nói chung cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

      - Vệ sinh cá nhân cẩn thận: rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà. Nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao cần tránh tiếp xúc với với bệnh nhân mắc cúm hoặc nghi ngờ mắc cúm.

      - Khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ cúm như sốt, ho, sổ mũi… nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và xác định bệnh. Từ đó, có các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cho những người xung quanh.

     - Vệ sinh nơi ở, nơi làm việc sạch sẽ với dung dịch sát khuẩn thông thường. Tăng cường sức đề kháng bằng cách tập thể dục, chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý.

Tiêm vắc xin phòng cúm đầy đủ, đúng lịch. Đặc biệt là các đối tượng có nguy cơ cao cần được tiêm phòng đầy đủ trước mùa dịch.

2. Cách phòng tránh Cúm B.

       Cúm B là một bệnh lây truyền qua đường hô hấp, do virus cúm B gây ra. Loại virus này rất dễ lây lan, có khả năng gây dịch bệnh theo mùa, đặc biệt là vào mùa đông .

     Triệu chứng của bệnh cúm B thường xuất hiện sau 1-3 ngày ủ bệnh. Bệnh nhân có biểu hiện ho,viêm họng, sổ mũi hắt hơi, sốt cao, đau bụng, nhức mỏi cơ thể…

Bệnh diễn biến trong khoảng từ 3 – 5 ngày, sau đó sẽ thuyên giảm.

      Tuy nhiên trong những trường hợp nặng, bệnh cúm B có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như: Viêm phổi, viêm phế quản, suy hô hấp, suy thận, viêm cơ tim …, nếu các triệu chứng bệnh ngày càng nghiêm trọng thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị.

      Bệnh cúm B hay các loại cúm do virus đều rất khó phòng ngừa, bởi chúng thường “phát tán” theo mùa và lây qua đường hô hấp.

     Chính vì thế, cách tốt nhất để phòng ngừa nhiễm virus cúm B chính là tiêm ngừa vắc-xin cúm. Ngoài ra, cần có các biện pháp cách ly với người bị nhiễm bệnh như:

     -  Không tụ tập nơi đông người.

     - Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác

     - Mỗi gia đình cần thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân như: đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng sau khi ho, hắt hơi, trước và sau khi ăn uống.

      Ỏ trường Mầm non việc chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho trẻ là nhiệm vụ đặt lên hàng đầu, hơn bao giờ giáo viên – những người trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ hàng ngày đã và đang nêu cao tinh thần trách nhiệm, theo dõi sát sao sức khỏe từng trẻ nhất là trong thời điểm dịch bệnh.

* Nhà trường đã luôn chú ý  đến công tác vệ sinh môi trường trong và ngoài lớp học. Vệ sinh cá nhân cho trẻ: Rửa tay cho trẻ bằng xà phòng dưới vòi nước sạch theo đúng quy trình 6 bước, thực hiện sát khuẩn tay trước khi vào lớp và sau khi trẻ tham gia các hoạt động ở trường, ở lớp.

* Xây dựng thực đơn phù hợp và thay đổi theo tuần, cho trẻ ăn uống đủ chất, đảm bảo dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng. Uống nước ấm, ăn cân đối các nhóm dưỡng chất: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.

* Cho trẻ luyện tập nhiều hơn: Tăng cường các hoạt động vận động để rèn luyện về thể lực cho trẻ như thể dục sáng, thể dục giờ học, vận động sau giờ ngủ trưa.

* Phối hợp với trạm y tế tuyên truyền tới các bậc phụ huynh tiêm vắc xin phòng bệnh cúm đầy đủ và đúng lịch. 

* Giữ ấm cơ thể trẻ: Tuyên truyền phụ huynh mặc áo ấm, đeo tất cho trẻ khi đến trường. Cung cấp đầy đủ trang thiết bị đồ dùng ăn ngủ, 100% trẻ có dép đi trong nhà, chăm sóc tuyệt đối khi trẻ ngủ, đảm bảo thảm, xốp, chiếu chăn ấm cho trẻ.

       Công tác phòng, chống dịch bệnh cho trẻ được nhà trường hết sức chú trọng. Nhà trường kết hợp với trạm y tế xã Vân Trường tuyên truyền trên loa truyền thanh của xã, của trường về công tác tiêm phòng các loại bệnh cúm cho trẻ từ 6 tuổi trở lên. Đặc biệt là công tác vệ sinh trong và ngoài lớp học, cũng như trong từng gia đình: Không để nước ứ đọng trong chai lọ, chum vại, cống rãnh…Không vứt rác bừa bãi, vệ sinh thông thoáng nhà cửa thường xuyên, phun thuốc diệt các loại ruồi, muỗi, côn trùng. Vì sức khỏe con em, bản thân và gia đình cũng như sức khỏe cộng đồng, trường Mầm non Vân Trường kính mong các bậc phụ huynh cùng phối hợp thục hiện để công tác phòng chống dịch bệnh đạt hiệu quả cao nhất./.

Tác giả: Mầm non Bình Minh II, Lê Thị Thanh Thùy

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây